Tin tức
PHỤC HÌNH TOÀN SỨ TRÊN IMPLANT
1. PHỤC HÌNH RĂNG SỨ TRÊN IMPLANT LÀ GÌ?

Khi chúng ta mất răng sẽ tạo nên một khoảng trống trong xương hàm, gây khó khăn trong quá trình ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ. Về lâu dài có thể dẫn tới tình trạng tiêu xương nghiêm trọng.
Do đó, phương pháp tối ưu nhất lúc này đó là cấy trụ Implant vào xương hàm, trụ này sẽ đóng vai trò như một chân răng thật. Sau đó sẽ gắn mão răng sứ lên trên thông qua kết nối Abutment. Đâychính là kỹ thuật phục hình răng sứ trên Implant.
Hiện nay, có rất nhiều loại răng sứ để bệnh nhân lựa chọn phục hình lên trụ Implant, như: răng sứ Titan, răng toàn sứ Zirconia, răng toàn sứ Cercon HT, răng toàn sứ DDBio HT, răng toàn sứ Nacera Pearl, răng toàn sứ Nacera 9Max…
Nếu bệnh nhân không có nhiều chi phí hoặc răng muốn phục hình là các răng hàm nhai, thì có thể lựa chọn răng sứ Titan. Loại răng sứ này tuy tính thẩm mỹ không cao nhưng chi phí thấp và vẫn đảm bảo độ cứng chắc để ăn nhai.
Nếu các răng muốn phục hình là vùng răng cửa, thì bệnh nhân nên chọn các loại răng toàn sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn
2. ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH IMPLANT.
– Cắm ghép răng Implant được đánh giá là giải pháp phục hình răng hiện đại, có nhiều ưu điểm vượt trội trong lịch sử nha khoa mà các phương pháp làm răng giả khác như hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ không thể sánh bằng.
– Phục hình cố định trên implant có tính thẩm mỹ cao, mang lại cho bệnh nhân tâm lý thoải mái (cảm thấy giống răng thật), thức ăn ít vướng vào răng, kéo dài độ bền của implant.
– Kỹ thuật cắm ghép Implant chỉ tác động vào vùng răng bị mất và không hề xâm lấn đến những răng thật xung quanh, bảo tồn những chiếc răng thật này.
– Phục hình răng trên Implant có cấu tạo như những chiếc răng thật với đầy đủ chân răng và thân răng nên khi phục hình sẽ mang đến tính thẩm mỹ cao, chức năng của răng cũng sẽ giống như răng tự nhiên mọc lên từ nướu và tuổi thọ có thể kéo dài trọn đời.
3. QUY TRÌNH PHỤC HÌNH RĂNG SỨ TRÊN IMPLANT

3.1 Tái khám và kiểm tra tình trạng tích hợp xương của trụ Implant
Tùy vào cơ địa cũng như tình trạng mất răng của mỗi người, sẽ có thời gian tích hợp giữa trụ Implant và xương hàm khác nhau.
Khoảng 3 – 6 tháng sau khi cấy Implant, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân, để tiến hành kiểm tra và chụp phim CT 3D. Dựa trên kết quả chụp phim, bác sĩ sẽ xác định tình trạng trụ Implant: đã tích hợp cứng chắc vào xương hàm hay chưa? Đã có thể phục hình răng sứ cố định được chưa?
3.2 Gắn trụ lành thương (Healing cap)
Sau khi kiểm tra trụ Implant có kết quả tốt, bác sĩ sẽ gắn trụ lành thương lên Implant.
Bác sĩ sẽ chọn trụ Healing cap phù hợp với loại Implant cũng như tình trạng mô mềm của bệnh nhân.
3.3 Gắn răng sứ trên trụ Implant và hẹn lịch tái khám
Sau 3 -5 ngày, khi các mô nướu đã phát triển ổn định quanh trụ lành thương, bác sĩ sẽ tiến hành đặt khớp nối Abutment trên trụ Implant. Đồng thời lấy dấu và chọn màu răng sứ phù hợp với màu răng tự nhiên hoặc theo yêu cầu của bệnh nhân.
Tất cả thông tin sẽ được chuyển về Labo để các kỹ thuật viên thực hiện chế tác răng sứ trên Implant. Sau khi phòng Labo hoàn tất toàn bộ răng sứ, bác sĩ sẽ thử răng và tiến hành kiểm tra khớp cắn của răng Implant mới, tính thẩm mỹ,.. Nếu tất cả đạt yêu cầu, bác sĩ gắn cố định răng sứ trên Implant bằng ốc vặn hoặc ciment chuyên dụng trong nha khoa. Kết thúc quá trình trồng răng sứ trên Implant
Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cũng như hẹn lịch tái khám với bệnh nhân, nhằm kiểm tra răng Implant hoạt động có tốt không, có gây bất kỳ trở ngại, khó khăn nào không. Nếu có, sẽ đưa ra phương án giải quyết kịp thời.