Tin tức

LẤY DẤU RĂNG IMPLANT LÀ GÌ? CÁC GIẢI PHÁP LẤY GIỐNG RĂNG IMPLANT

Sau khi trụ Implant tích hợp cứng chắc vào xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu Implant để chế tác mão răng sứ bên trên. Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao, để các thông số kỹ thuật không bị sai sót. Đảm bảo răng sứ thiết kế ra có màu sắc đẹp, không bị cộm cấn và sát khít với trụ Implant. Vậy hiện nay có những giải pháp nào để lấy dấu răng trên Implant?

1. Cấy ghép Implant là gì?

Cấy ghép Implant là phương án phục hình răng mất ưu việt nhất hiện nay và được hầu hết các bác sĩ, chuyên gia nha khoa khuyến khích thực hiện. Bởi khả năng thay thế hoàn hảo trong tất cả các trường hợp mất một hoặc nhiều răng, thậm chí là toàn hàm.

Răng Implant có cấu tạo từ Titanium nguyên chất và hình dáng như 1 chiếc đinh vít, được cắm trực tiếp vào trong xương hàm. Sau 3 – 4 tháng, trụ Implant sẽ tự liên kết cứng chắc với xương tự nhiên và thay thế cho chân răng thật đã mất, giữ vai trò nâng đỡ cố định cho răng sứ hoặc cầu răng bên trên.

Cấy Implant mang đến nhiều lợi ích như: phục hồi toàn diện tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai đến 99%, ngăn chặn hiệu quả tiêu xương hàm. Đồng thời, nếu chăm sóc tốt thì răng Implant có thể sử dụng đến trọn đời.

Bệnh nhân cũng có thể an tâm là quá trình trồng răng Implant diễn ra nhẹ nhàng, không đau và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể.

2. Lấy Implant là gì? 

Lấy Implant chính là kỹ thuật lấy dấu răng trong nha khoa, thường được thấy khi thực hiện các phương pháp trồng răng Implant, bọc răng sứ, hàm giả tháo lắp…

Kỹ thuật này giúp bác sĩ có được một khuôn mẫu vật lý chính xác của toàn bộ hàm răng. Sau đó sẽ gửi toàn bộ các thông số kỹ thuật đến phòng Labo, để các kỹ thuật viên tiến hành chế tác và thiết kế răng sứ phù hợp với trụ Implant. Đảm bảo mão sứ và trụ răng tạo thành 1 khối thống nhất, cố định và vững chắc.

3. Tầm quan trọng của việc lấy dấu trong phục hình răng Implant 

Trồng răng Implant thường được chia làm 2 giai đoạn chính là phẫu thuật đặt trụ vào xương hàm và phục hình sứ trên Implant. Trong đó, thao tác lấy dấu Implant sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phục hình sứ sau cùng.

Nếu muốn lấy dấu chuẩn xác, đòi hỏi bác sĩ thực hiện cần có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Bởi lỡ xảy ra sai sót thì không thể sửa chữa được khi đã chuyển sang bước tiếp theo.

Việc răng sứ chế tác ra không vừa vặn, sát khít khi gắn lên trụ Implant có thể kéo theo nhiều tác động tiêu cực như rớt khớp nối Abutment, viêm quanh Implant, thậm chí gây đào thải trụ răng.

Do đó, khi lấy dấu bắt buộc phải đảm bảo các yêu cầu như: lấy đầy đủ mẫu của hàm răng, không được sai lệch hay bị tạo bọt khí trên dấu.

4. Các giải pháp lấy dấu răng Implant 

Hai phương pháp lấy dấu trên Implant phổ biến hiện nay là lấy dấu răng trực tiếp bằng thạch cao và gián tiếp với công nghệ Scan 3D.

4.1 Sử dụng thạch cao lấy dấu răng

Sử dụng thạch cao lấy dấu răng là phương pháp kiểu thủ công và vẫn được khá nhiều nha khoa sử dụng. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản và dễ thao tác.

Tuy nhiên, khi lấy dấu trực tiếp như vậy thì thường bị mô lợi che khuất, khiến cho các bước tiếp theo để chế tác răng sứ không đạt được mức độ chính xác lý tưởng.

4.2 Lấy dấu răng gián tiếp với công nghệ Scan 3D

Công nghệ Scan 3D ra đời giúp khắc phục được những hạn chế của phương pháp lấy dấu thủ công bằng tay. Bác sĩ sẽ dựa trên kỹ thuật Scan để lấy chính xác các thông số về vùng răng cần lấy dấu.

  • Kỹ thuật Scan 3D sử dụng phần mềm để quét toàn bộ hàm răng và cho ra những thông tin có độ chính xác cao, mà không tốn nhiều công sức cũng như thời gian. Từ những thông số này, kỹ thuật viên tại phòng Labo sẽ thiết kế răng sứ bản mềm. Sau đó mới chế tác lại bằng chất liệu sứ.
  • Nhờ đó răng sứ sẽ đạt độ chính xác đến từng micron, giúp phục hình đạt được tính thẩm mỹ cao và bền chắc hơn nhiều lần so với kỹ thuật lấy dấu truyền thống. Đồng thời tăng tuổi thọ sử dụng lâu dài.

Để đảm bảo quá trình phẫu thuật cắm trụ răng an toàn và lúc lấy dấu Implant có độ chính xác cao thì người bệnh nên lựa chọn những nha khoa uy tín, chất lượng, với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều trang thiết bị hiện đại. Từ đó, hạn chế tối đa những sai sót hay biến chứng khi thực hiện.