Phục hình cố định

Cầu răng sứ

  • Slideshow
  • Slideshow
  • Slideshow
  • Slideshow
  • Slideshow
  • Slideshow
  • Slideshow
  • Slideshow

Cầu răng sứ là gì? Làm cầu răng sứ có tốt không? Có đau không? Sử dụng được bao lâu? Giá bao nhiêu?

Mất răng không chỉ làm bạn thiếu tự tin trong giao tiếp mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Bắc cầu răng sứ là một phương pháp trồng răng giả cố định được nhiều khách hàng lựa chọn để khôi phục khả năng ăn nhai cùng tính thẩm mỹ với mức chi phí hợp lý.

1. Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là một giải pháp giúp khôi phục một hoặc nhiều răng bị mất bằng cách tạo một cầu nối giữa hai răng bên cạnh khu vực bị thiếu răng. Nếu trong trường hợp mất nhiều răng, bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép Implant trước rồi sau đó mới tiến hành bắc cầu để che lấp khoảng trống mất răng.

Trước khi làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ phải mài đi một phần men răng của các răng thật bên cạnh để chụp mão răng nối với cầu răng sứ ở bên trên. Do đó, điều kiện đầu tiên để có thể áp dụng được phương pháp này là các răng bên cạnh vị trí răng đã mất phải đủ chắc khỏe. Vì thế, nếu mất răng số 7, bệnh nhân không thể làm cầu răng sứ được vì răng số 8 là răng khôn, không đủ điều kiện làm trụ cầu.

Cầu răng sứ được thiết kế từ nhiều chất liệu khác nhau như sứ kim loại, sứ Titan, … Trong đó, cầu răng sứ Titan được khá nhiều khách hàng lựa chọn vì những ưu điểm sau:

  • Chi phí hợp lý: Giá làm cầu răng sứ Titan tương đối rẻ, tiết kiệm hơn rất nhiều so với trồng răng Implant nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả về thẩm mỹ lẫn độ ăn nhai bền chắc, tạo điều kiện cho những bệnh nhân mất răng chưa đủ chi phí cấy ghép Implant.
  • Không gây kích ứng với khoang miệng: Titan đã được chứng minh là vật liệu lành tính, có độ tương thích sinh học khá cao với mô răng nên sẽ không gây dị ứng khi sử dụng. Vì vậy, cầu răng sứ Titan là vật liệu thích hợp cho những bệnh nhân dị ứng với kim loại.
  • Giá trị thẩm mỹ cao: Lớp phủ sứ Ceramco3 bên ngoài răng sứ Titan tương đương với sứ không kim loại giúp đem lại màu sắc tự nhiên tựa như răng thật. Ngoài ra, lớp sứ này khá trơn bóng nên khó bị xỉn màu bởi màu của thực phẩm.
  • Độ chịu lực tốt: Khung sườn cầu sứ hợp kim Titan rất chắc chắn, giúp răng sứ chịu tác động lực ngang với răng thật. Do đó, cầu răng phục hình đảm bảo chức năng nhai bình thường và ổn định sau khi phục hình.
  • Lợi ích khác: Nếu như cầu răng sứ kim loại khá nhạy cảm với thức ăn thì với cầu răng sứ Titan bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Vì nó có thể khắc phục tình trạng ê buốt khi răng gặp thức ăn ở nhiệt độ cao.

2. Các lợi ích của cầu răng sứ

Với một số trường hợp bệnh nhân bị thiếu răng bẩm sinh, mất răng do sâu răng, tai nạn hoặc một số lý do khác thì đều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về sau. Giải pháp cầu răng sứ ngoài việc giúp khôi phục một hoặc nhiều răng bị mất còn đem lại nhiều lợi ích khác như:

  • Khôi phục khớp cắn như bình thường
  • Phục hồi khả năng phát âm, giao tiếp rõ ràng hơn
  • Tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng khi cười
  • Duy trì hình dạng khuôn mặt tự nhiên
  • Ngăn chặn tình trạng “chạy” răng khi cung hàm có khoảng trống

3. Phân loại cầu răng sứ

Hiện nay, bắc cầu răng sứ được chia thành 4 loại, bao gồm cầu răng truyền thống, cầu răng với/ đèo, cầu răng cánh dán, cầu răng Composite và cầu răng bằng Implant. Tùy theo nhu cầu và tình trạng mất răng của từng người mà sẽ có những lựa chọn phù hợp.

  • Cầu răng truyền thống

Loại cầu răng khá phổ biến được áp dụng khi hai đầu răng bị mất vẫn còn khỏe mạnh. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành mài hai đầu răng này để làm trụ, sau đó dùng một dải răng sứ gắn lên trên trụ răng, ở giữa nối răng giả để thay thế cho răng bị mất.

  • Cầu răng với/đèo

Với loại cầu răng này, bác sĩ chỉ cần sử dụng một răng trụ để đỡ cầu răng giả. Tuy nhiên, cầu răng này thường được khuyên không nên dùng với vị trí răng hàm vì lực cắn ở vị trí đó rất nhiều, dễ gây ảnh hưởng đến răng trụ thật. Còn đối với trường hợp răng cửa bị mất, bạn có thể áp dụng loại cầu răng này.

  • Cầu răng cánh dán

Cầu cánh dán là loại cầu răng có khả năng bảo tồn răng thật cao bằng cách sử dụng một răng giả có hai cánh dán kim loại ở hai bên. Trong đó, răng giả sẽ lấp vào khoảng trống răng mất còn hai cánh dán sẽ được gắn cố định ở mặt trong của hai trụ răng bên cạnh bằng xi măng nha khoa. Cũng như cầu răng truyền thống, cầu răng cánh dán cũng yêu cầu những răng trụ phải còn khỏe mạnh. Ngoài ra, đối với tình trạng răng bị khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo thì không nên lựa chọn loại cầu răng này.

  • Cầu răng bằng Implant

Đây được xem là loại cầu răng phổ biến nhất hiện nay, loại cầu răng này không gây ảnh hưởng, tổn hại gì đến răng tự nhiên bên cạnh răng đã mất. Không cần phải mài cuống với thân răng rồi bọc mão hoặc thiết kế cấu trúc hỗ trợ. Loại cầu răng này chỉ cần hỗ trợ bởi răng implant. Ưu điểm của loại cầu răng này là tạo khoảng cách thích hợp giữa các răng giúp bạn làm sạch răng hiệu quả hơn.