Tin tức
10 khuyến cáo của chuyên gia trước khi niềng răng, chỉnh nha
Với tiến bộ vượt bậc của nha khoa những năm gần đây, việc niềng răng hay chỉnh nha không còn quá xa lạ. Những kết quả của thẩm mỹ. Phương pháp này không những di chuyển thân răng về vị trí chuẩn, mà còn có thể di chuyển cả phức hợp chân răng, xương răng về vị trí mong muốn nhằm cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt, đạt kết quả tốt sau khi tháo niềng. Tuy nhiên bất kì phương pháp nào trước khi tiến hành bạn đều nên tìm hiểu kỹ. Chuyên gia nha khoa cung cấp cho bạn những lưu ý như sau:
1.Cải thiện ngoại hình không phải là lý do để chỉnh nha
Đa phần mọi người đều có suy nghĩ chỉnh nha để cải thiện vẻ đẹp, cải thiện ngoại hình. Nhưng không phải vậy, trong nghiên cứu nha khoa chỉnh nha là một nhánh nghiên cứu chuyên biệt. Chỉnh nha với mục tiêu điều chỉnh các răng về lại đúng hướng và đúng vị trí giúp cải thiện khả năng ăn nhai cho những người có răng mọc lệch, xô đẩy, chen chúc hay sai khớp cắn. Do đó trước khi tiến hành chỉnh nha, các nha sĩ phải thực hiện rất kỹ các bước thăm khám, kiểm tra số lượng răng và phân bổ, tình hình răng đã mọc, chưa mọc (răng khôn)… để đưa ra kế hoạch điều trị riêng biệt cho từng bệnh nhân.
2.Chọn phương pháp niềng phù hợp
Hiện nay có rất nhiều loại niềng răng như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài tự buộc, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign,… tuy nhiên mỗi trường hợp sẽ phù hợp với cấu hình răng và kinh tế của mỗi người. Nha sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp niềng răng phù hợp với từng bệnh nhân.
3. Lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ chuyên môn cao
Trình độ tay nghề bác sĩ là yếu tố quan trọng quyết định thành công trong chỉnh nha. Với những ca bệnh phức tạp đòi hỏi phải có sự can thiệp của bác sĩ có chuyên môn và và lành nghề để đảm bảo kết quả hài lòng cho khách hàng. Bên cạnh đó hãy lựa chọn những phòng nha với cơ sở trang thiết bị hiện đại, vật liệu và tiêu chuẩn vệ sinh đảm bảo,dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.
4. Tuân thủ đúng lộ trình điều trị
Nhiều trường hợp khách hàng đang tiến hành điều trị nhưng không đi tái khám đúng kì hẹn của bác sĩ dẫn đến răng niềng không ổn định, không đạt kết quả điều trị. Đồng nghĩa với việc hoang phí tiền của, sức lực mà còn để lại hậu quả về sau chẳng hạn như hàm biến dạng, răng hô móm, lệch vẹo nhiều hơn,… Việc đi đúng lộ trình chỉnh nha và làm theo chỉ định của nha sĩ sẽ hạn chế được các rủi ro biến chứng kể trên.
5. Nhổ bớt răng nếu cần thiết
Sau khi thăm khám, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bớt một số răng trước khi thực hiện niềng, trong các trường hợp như:
– Răng hô hoặc móm nặng: phần răng chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong quá nhiều sẽ cần phải nhổ bớt răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển về lại vị trí phù hợp với khớp cắn và thẩm mỹ hơn.
– Răng mọc lộn xộn, răng mọc chen chúc thường do khung hàm quá nhỏ không đủ chỗ cho tất cả các răng phải tiến hành nhổ bỏ các răng thừa để răng trở về vị trí đều đặn.
– Nhổ răng khôn: Thông thường răng khôn (răng số 8) thường gây nhiều trở ngại khi niềng răng. Trong quá trình chẩn đoán, nếu nhận thấy răng khôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho khách hàng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để quá trình niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất.
6. Chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng, chỉnh nha
Vệ sinh đúng cách với các sản phẩm như: bàn chải răng chuyên biệt, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa,… đều đặn vào buổi sáng thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ, trước và sau khi ăn. Tránh để thức ăn dắt vào kẽ dễ hình thành mảng bám,vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng. Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng bổ sung fluoride, đến phòng khám làm sạch răng hàng tháng và hướng dẫn các thao tác vệ sinh răng miệng chi tiết để bệnh nhân hình thành thói quen đúng.
7. Ăn uống đúng cách trong quá trình niềng răng
– Tránh thực phẩm quá nóng hoặc lạnh dễ gây ra ê buốt và đau nhức
– Hạn chế thức ăn quá dai, cứng hoặc quá mềm như kẹo cao su, socola sẽ gây dính vào mắc cài, rất khó làm sạch.
– Thức ăn,đồ uống chứa nhiều đường hoặc có màu cũng không được khuyến khích sử dụng vì có thể gây sâu răng hoặc biến đổi màu răng ở vùng răng không tiếp xúc với dụng cụ niềng do mất canxi.
8. Theo dõi đặc biệt với trường hợp sử dụng mắc cài hoặc máng niềng vô hình
– Đối với mắc cài sứ, kim loại: bệnh nhân có thể cảm giác nhạy cảm trong vòng 2-3 ngày sau khi lắp mắc cài. Sau 3 ngày nếu triệu chứng không thuyên giảm hãy đến nha sĩ kiểm tra lại. Hoặc trường hợp lỏng hoặc vỡ mắc cài do chải răng quá mạnh hay nhai, cắn thức ăn cứng. Thông thường mắc cài sứ dễ vỡ hơn mắc cài kim loại. Trong trường hợp khẩn cấp, nha sĩ sẽ cắt bỏ mắc cài và thực hiện thay thế.
– Đối với máng niềng vô hình: nướu và môi có thể bị trầy xước hoặc kích thích khi mới lắp máng niềng. Tương tự như đối với mắc cài thông thường, báo ngay cho nha sĩ điều trị nếu triệu chứng không giảm sau 3 ngày.
9. Đeo hàm duy trì sau khi niềng
Bạn đã sai lầm khi nghĩ quá trình niềng răng kết thúc, kết quả sẽ duy trì vĩnh viễn. Thực tế, sau niềng răng vẫn có thể chạy về vị trí cũ, đặc biệt với người cần chỉnh nha do cấu trúc xương hàm, xương chân răng. Vì vậy, nha sĩ khuyến cáo đeo hàm duy trì sau niềng răng, không chủ quan mà “tiền mất, tật mang”. Đúng hẹn với buổi tái khám định kỳ vì nếu có bất cứ vấn đề bất ổn nào với răng, nha sĩ có thể giúp bạn tư vấn và can thiệp kịp thời.
10. Bỏ thói quen xấu
Cắn bút và hút thuốc lá tưởng chừng là những thói quen vô hại. Khoa học đã chứng minh rằng khi hút thuốc, nướu và răng càng dễ trở nên nhạy cảm và đổi màu men răng do đó có thể tạo sự khác biệt về màu sắc trên răng sau khi điều trị chỉnh nha. Còn đối với khi cắn bút và ngón tay, răng niềng có thể rơi mắc cài thậm chí dễ lệch khỏi vị trí cần điều chỉnh mà chúng ta không biết.